CÂY ĐA MƯỜNG HUNG
Lịch sử tên gọi
Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La là cây mọc tự nhiên tại xã Mường Hung, về bờ phải sông Mã cách mép nước sông Mã 30m về phía cạn. Tại cây đa này trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhân dân xã Mường Hung đã phải chịu bao đau thương thẳm khốc. Thực dân Pháp đã dùng cây đa làm chỗ để tàn sát các chiến sỹ cách mạng và bà con Nhân dân xã Mường Hung. Chúng đã treo cổ, bêu đầu các chiến sỹ cách mạng và bà con Nhân dân trong xã Mường Hung lên cây đa này.
Cây đa là một chứng tích về tội ác của thực dân Pháp. Từ đó đến nay, cây đa đó được gọi là cây đa Mường Hung.
1. TÊN GỌI
Cây đa Mường Hung
Đoàn viên thanh niên xã Mường Hung đang hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ |
2. ĐỊA ĐIỂM, PHÂN BỐ DI TÍCH… ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
- Di tích nằm ở trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Theo đường quốc lộ 6, từ thành phố Sơn La đi Hà Nội, đến ngã ba Mai Sơn, rẽ tay phải theo đường quốc lộ 4G đi Sông Mã, di tích nằm về phía tay trái đường quốc lộ 4G cách trung tâm huyện Sông Mã 20 km.
- Từ đường quốc lộ 4G tới di tích phải đi qua cầu treo bắc qua sông Mã, (đó là cầu treo xã Mường Hung), hoặc đi bằng thuyền qua Sông Mã.
3. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ… THUỘC TÍNH DI TÍCH
- Năm 1945, thực dân Pháp tổ chức bộ máy phìa tạo tay sai cai trị vùng Sông Mã, cùng với Mường Lầm, Sốp Cộp và nhiều nơi khác trong vùng. Chúng dựng lên ở Mường Hung bộ máy chính quyền tay sai gọi là phìa tổng Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu.
- Địa phận cai trị của phìa tổng Mường Hung bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sai và Mường Hung, trụ sở phìa đặt tại bản Mường Hung.
- Nhiệm vụ của phìa là giúp thực dân Pháp bắt phu, bắt lính, phát canh thu tô và duy trì mọi hoạt động trong vùng. Để nhằm duy trì bộ máy chính quyền tay sai làm chỗ dựa cho thực dân Pháp, ngăn chặn phong trào kháng chiến đang phát triển mạnh. Thực dân Pháp đã chỉ đạo bọn phìa tạo dồn dân, xây dựng đồn, bốt ở bản Mường Hung, tuyển mộ quân lính do tên quan hai Pháp chỉ huy để ngăn chặn và đàn áp phong trào kháng chiến đang phát triển mạnh. Chúng tổ chức các cuộc lùng sục, bắt bớ cán bộ kháng chiến, hà hiếp, vơ vét của cải của Nhân dân trong vùng.